[Cẩm nang phong thủy] Thủ tục nhập trạch trong chung cư nên biết

Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới (mới xây và mới mua). Chia sẻ với các bạn bè trong cộng đồng Chung cư GoldSeason 47 Nguyễn Tuân nhân thời điểm chuẩn bị cho nhận nhà, bài mình chia sẻ là một góc nhìn từ người anh rất am hiểu về văn hóa truyền thống, tâm linh người Việt, bác Hoàng Công, Trường ban truyền thông Unesco. có thể phù hợp hoặc không, nên các ban xem như đọc báo thôi, không quá nặng nề đánh giá đúng sai nhé!

THỦ TỤC NHẬP TRẠCH CHUNG CƯ

PHẦN I – Tổng quan về tục thờ thần tại chung cư

1. Ý nghĩa của việc Nhập trạch:

Được hiểu là thủ tục văn hóa – tín ngưỡng của người Việt và Á Đông khi dọn về nơi ở mới. Hiểu nôm na là ra mắt thần linh bản thổ như thổ công, thổ địa, thổ kỳ, thành hoàng bản thổ… với mong muốn được các đấng thần linh phù hộ cho gia đình may mắn. Còn hiểu theo ngôn ngữ thời đại, thì là một hành động “xây dựng quan hệ tốt đẹp” với các quan chức, thế lực địa phương, mà bắt đầu bằng thủ tục ngoại giao.

2. Quan điểm về thần linh bản thổ hay thần tài

Trong các gia đình sinh sống tại chung cư, có người là con trưởng chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, có người là con thứ, hoặc có nhiều nhà – chỉ mong rằng “có thờ có thiêng”, có người làm kinh doanh – cần đặt bàn thờ thần tài… Nhưng đều giống nhau ở việc cần có một chiếc bàn thờ để cúng bái.
Cá nhân tôi cho rằng, việc đó là cần thiết, vì chưa nói đến vấn đề tồn tại duy tâm – duy vật, nhưng việc ổn định tâm lý, kế thừa phong tục tổ tiên là điều nên làm.

Theo Folklore học, tại chung cư có thể thở các vị thần sau:

– Thành hoàng bản thổ (vị thần địa phương quản lý một khu vực hành chính)
– Thổ công – Thổ địa – Thổ kỳ (bộ ba vị thần, xem thêm Sự tích táo quân)
– Long mạch thủy thần (vị thần quản lý các mạch ngầm)
– Tài thần (có nhiều người đồng nhất với Thổ công…, các thuyết khác là Triệu Công Minh, Di Lặc Phật…)
– Phối thờ thêm tổ tiên, gia tiên (ông, bà, bố, mẹ, chú, bác…)

Phổ biến nhất tại chung cư có 02 trường hợp:

A. Thờ 02 bàn thờ gồm bàn thờ thần linh (tủ thờ, bàn thờ giá treo) và bàn thờ thần tại để trên mặt sàn
B. Thờ 01 bàn thờ thần linh.

Đối với trường hợp thờ thêm bàn thờ thần tài, lại có các quan điểm khác nhau:

– Quan điểm 1: Vì bàn thờ thần tài phải tiếp âm (đặt trên nền đất), mà chung cư thì lưng chừng trời nên không hợp lý. Tôi cho rằng, điều này chưa hẳn đúng. Tuy nhiên, những người bạn của tôi không làm kinh doanh, đặt văn phòng ở đây, tôi khuyên không nên thêm bàn thờ thần tài, chỉ cần bàn thờ thần linh là đủ.

– Quan điểm 2: “Có thờ có thiêng, có thiêng cứ thờ”, nên nhiều gia đình vẫn thờ bàn thờ thần tài. Có “pháp sư” chế thêm bằng cách là làm một khay đá thạch anh lót phía dưới để “tiếp âm”. Tôi đánh giá khá cao cách làm này, vì thạch anh có tính dẫn từ, dẫn áp, chuyển năng lượng sóng sang cơ và ngược lại. Có thể coi đó cũng là giải pháp tốt, nếu thờ.

– Quan điểm 3: Thờ cho có, để yên tâm. Thêm Cụ di lặc, Cóc ngậm tiền (kim, ngọc thiềm thừ)… vào cho bàn thờ sinh động, càng nhiều càng tốt. Tôi nghĩ, thờ cúng là từ tấm lòng, là sự an ổn về tâm lý, tâm linh, do đó, nếu không có thì thôi, nếu có, cần sự trang trọng, thành tâm là đủ.

3. Bàn thờ thần linh:

– Nên là bàn thờ giá treo hoặc tủ thờ, được đặt nơi trang trọng
– Không đặt bàn thờ tại phòng ngủ, phòng bếp, dựa lưng vào toilet
– Không đặt bàn thờ trên trục thẳng đứng từ cửa vào xuyên ra ban công vì khí thông quá nhanh, tạt lửa nến, tản linh khí… blabla…
– Không đấu lưng bàn thờ với đầu giường ngủ qua bức tường ngăn cách, rất khỏ ngủ. Đặc biệt đối với vợ chồng trẻ, gây mất trật tự cho các cụ.
– Hướng bàn thờ thì cần chú ý Tọa và Hướng, Ưu tiên cho THẾ bàn thờ (vị trí) trước HƯỚNG (tọa, hướng). Vì có rất nhiều cách xử lý hướng bàn thờ với lọ độc bình, vách ngăn…

4. Kích cỡ và chiều cao ban thờ:

– Hiện các thợ mộc đã rất thành thạo trong việc đóng bàn thờ theo thước Lỗ Ban, tuy nhiên chúng ta có thể kiểm tra lại với thước Lỗ Ban dây, bán rất nhiều tại cửa hàng đồ sắt.
– Trên thước lỗ ban, có 3 hàng, dễ dàng nhất là tìm vùng giao của các cột đỏ, nếu không thì chọn cột ở giữa thước.
– Chiều cao ban thờ tính từ sàn lên đến mép trên, bề mặt bàn thờ.

5. Số lượng bát hương

Có người bảo 3 bát với lý do: gia tiên, thờ tiền chủ, thờ thánh… Có người vui tính, trong nhà có bà cô, ông mãnh, thày phán thêm cái nữa thành 4, chẳng mấy chốc như cửa hàng bán đồ thờ.
Theo tôi, chỉ 1 là đủ, cùng lắm là 3 (đối với người có căn sự thánh), quan trọng là phải số lẻ.

6. Bốc bát hương:

Có thể tự bốc, chọn ngày đẹp và nhờ người bán đồ thờ tư vấn.
Yên tâm hơn, có thể nhờ một nhà sư có uy tín tại một ngôi chùa gần nhất bốc hộ
Tránh tuyệt đối việc rước các thứ bùa, yểm, cờ xí… ba lăng nhăng là sau này bỏ đi không được, giữ lại không xong. Kể cả việc rước các cây vàng, lá ngọc, cây tiền… bày lên ban thờ, cắm vào bát hương (Dọa: có khi rước các vong linh xấu, tà thần về thờ, sau này các cụ hành cho là khổ đấy!)

7. Lễ vật:

Các ngày sóc – vọng (rằm, mùng 1) chỉ cần hương đăng trà quả (hương, nến, trà, nước, rượu, hoa tươi, quả). Chu đáo hơn, thêm mâm ngũ quả, vàng tiền vừa đủ lễ, thêm gà trống, xôi hoặc bánh chưng (cỗ mặn).
Tổng quan, thờ thần tại chung cư chú yếu thành tâm, có tác dụng ổn định tâm lý, có thể thêm phần giáo dục cho trẻ về văn hóa truyền thống, đạo hiếu… là việc nên làm. Tránh bày vẽ, phù phiếm.

Nguồn: bài viết bác Hoàng Công

TẢI BỘ TÀI LIỆU

đầy đủ về dự án

    TẢI VỀ BẢNG GIÁ MỚI NHẤT.

    Đã có bảng giá ưu đãi mới cập nhật. Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin để tải về ngay. Trân trọng !

    - Bảng Giá Gốc MỚI NHẤT

    - Mặt Bằng Căn Hộ

    - Thông Tin Căn Hộ

    x